10 CHI TIẾT CẤU TẠO NÊN ĐỒNG HỒ CƠ/AUTOMATIC
Dĩ nhiên là cấu tạo của đồng hồ automatic không chỉ dừng lại ở 10 bộ phận nhưng đây lại là những linh kiện cơ bản nhất mà nhà sản xuất nào cũng sử dụng. Bao gồm:
1. NÚM CHỈNH GIỜ
Núm chỉnh giờ ở đồng hồ cơ không chỉ dùng để chỉnh ngày, giờ hoặc các tính năng mà núm chỉnh còn để lên dây cót cho đồng hồ cơ. Bằng cách xoay núm vặn theo chiều ngược hoặc thuận kim đồng hồ, hệ thống sẽ tạo ra năng lượng và phục vụ cho đồng hồ hoạt động.
2. DÂY CÓT
Dây cót trở thành bộ phận cốt lõi tạo nên cấu tạo đồng hồ cơ đeo tay. Chúng được làm từ một lá thép rất mỏng, dài và cực kỳ mềm. Dây thép này sẽ được cuộn tròn và bảo vệ vững chắc bởi hộp tang trống. Khi đồng hồ lên dây cót, dây cót sẽ thu lại và dần trở về vị trí ban đầu. Do đó mà những bánh răng ở bên trong hộp tang trống có thể vận hành và chuyển tiếp năng lượng đến bánh răng.
3. BÁNH RĂNG TRUNG TÂM
Đây là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với hộp tang trống ở trung tâm. Phải mất đến 12 giờ, bánh răng mới quay hết một vòng nên nó được gắn trực tiếp lên kim giờ.
4. BÁNH RĂNG TRUNG GIAN
Đây là bộ phận tiếp xúc tiếp theo trong hệ thống, chiếc bánh răng này còn có tên gọi khác là bánh trăng thứ 3.
5. BÁNH RĂNG THỨ 4
Vị trí của chiếc bánh răng này thông thường đặt ở vị trí 6 giờ hoặc vị trí chính giữa. Đồng thời, do phải mất hết đến 1 phút, bánh răng này mới quay hết 1 vòng nên nó được gắn trực tiếp lên kim giây đồng hồ.
6. BÁNH RĂNG HỒI
Đây cũng chính là chiếc bánh răng cuối cùng của hệ thống với vai trò chính là giải phóng năng lượng được truyền tới hộp cót. Kiểu dáng bánh răng này khá đặc biệt và phức tạp nhất, có khả năng chịu rung chấn trung bình lên đến 21.600 lần / giờ.
7. BÁNH LẮC
Trong cấu tạo đồng hồ cơ tiếp tục có bánh lắc và bộ phận này hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, biến những chuyển động từ bánh răng thành năng lượng. Đồng thời bánh lắc điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ.
8. DÂY TÓC
Dây tóc là cấu tạo quan trọng trong đồng hồ cơ nên chúng được làm từ vật liệu có tính đàn hồi tốt để không bị co giãn trong thời gian dài sử dụng. Hiện nay có 4 loại dây tóc, tương ứng là 4 tần số dao động thường thấy trên đồng hồ cơ là 18000, 21000, 28800 và 36000. Tần số càng cao thì đồng hồ chạy càng chính xác.
● Đối với đồng hồ cơ Nhật, các nhà sản xuất thường sử dụng tần số dao động từ 21600 vph trở xuống.
● Đối với đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ, các nhà sản xuất thường sử dụng tần số dao động từ 28800 vph trở lên.
9. CHÂN KÍNH
Nhiệm vụ của chân kính trong cấu tạo đồng hồ cơ là làm giảm ma sát giữa những linh kiện với nhau khi chuyển động. Đồng thời chân kính còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ trên đồng hồ vì làm từ đá quý (thạch anh, ruby,…) có màu sắc đẹp. Tuỳ hãng, tuỳ mẫu mã sẽ có số lượng chân kính phù hợp.
10. ROTOR
Trong cấu tạo đồng hồ automatic, cuối cùng sẽ là Rotor. Đây là bộ phận gắn liền trung tâm cỗ máy với kiểu dáng hình bán nguyệt, được làm từ một miếng kim loại và có khả năng tự xoay 360 độ khi cổ tay bạn di chuyển. Rotor kết nối trực tiếp với hệ thống bánh răng để khi di chuyển, nó sẽ cuộn dây cót và tạo ra năng lượng.
Bên cạnh những bộ phận trên thì cấu tạo của đồng hồ cơ còn xuất hiện của ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, Ngựa, Bánh Xe Gai,… tuỳ theo hãng và tuỳ theo các tính năng được trang bị lên đồng hồ.
Mình ở mỹ muốn mua patek 5205R hồng mặt số đen, bên mình có ship sang mỹ không và thanh toán như thế nào.
Dạ có anh ơi a liên lạc với em qua số whatsapp hoặc zalo a nhé